Sự ra đời của WIFI:
Dấu mốc quan trọng cho Sự ra đời của WIFI diễn ra vào năm 1985.
Ủy ban liên lạc liên bang Mỹ FCC (cơ quan quản lý viễn thông của Mỹ),
quyết định “mở cửa” một số băng tần của giải sóng không dây,
cho phép sử dụng chúng mà không cần giấy phép của chính phủ.
Thả 3 giải sóng công nghiệp, khoa học và y tế cho giới kinh doanh viễn thông.
Ba giải sóng này, gọi là các “băng tần rác” (900 MHz, 2,4 GHz, 5,8 GHz),
được phân bổ cho các thiết bị sử dụng vào các mục đích ngoài liên lạc.
Cuối cùng, năm 1997, tiểu ban này đã phê chuẩn một bộ tiêu chí cơ bản, cho phép mức truyền dữ liệu 2 Mb/giây,
sử dụng một trong 2 công nghệ dải tần rộng là frequency hopping (tránh nhiễu bằng cách chuyển đổi liên tục giữa các tần số radio) hoặc direct-sequence transmission (phát tín hiệu trên một dài gồm nhiều tần số).
Sau đó có 2 phiên bản chuẩn, 802.11b (hoạt động trên băng tần 2,4 GHz)
và 802.11a (hoạt động trên băng tần 5,8 GHz), lần lượt được phê duyệt tháng 12 năm 1999 và tháng 1 năm 2000.
Công nghệ kết nối cục bộ không dây đã được chuẩn hóa, có tên thống nhất và đã đến lúc cần một nhà vô địch để thúc đẩy nó trên thị trường.
Wi-Fi đã tìm được Apple, nhà sản xuất máy tính nối tiếng với những phát minh cấp tiến.
Vào tháng 7/1999, Apple công bố sự xuất hiện của sự ra đời của WIFI
như một sự lựa chọn trên dòng máy iBook mới của họ, sử dụng thương hiệu AirPort.
Điều này đã hoàn toàn làm thay đổi thị trường mạng không dây. Các nhà sản xuất máy tính khác lập tức ồ ạt làm theo.
Wi-Fi nhanh chóng tiếp cận với người tiêu dùng gia đình
trong bối cảnh chi tiêu cho công nghệ ở các doanh nghiệp đang bị hạn chế năm 2001.
Wi-Fi sau đó tiếp tục được thúc đẩy nhờ sự phổ biến mạnh mẽ của kết nối Internet băng rộng tốc độ cao trong các hộ gia đình và trở thành phương thức dễ nhất để cho phép nhiều máy tính chia sẻ một đường truy cập băng rộng.
Một phiên bản mới của Wi-Fi có tên 802.11g ra đời,
sử dụng kỹ thuật dải phổ rộng tiên tiến hơn gọi là truy cập đa phân tần trực giao OFDM (orthogonal frequency-division multiplexing)
và có thể đạt tốc độ lên tới 54 Mb/giây ở băng tần 2,4 Ghz.
Trong một vài năm nữa, thế hệ mạng đầu tiên dựa trên công nghệ mới WiMax, hay gọi theo tên kỹ thuật là 802.16, sẽ ra đời và trở nên phổ dụng.
Như chính cái tên của mạng này cho thấy,
WiMax chính là phiên bản phủ sóng diện rộng của Wi-Fi với thông lượng tối đa có thể lên đến 70 Mb/giây
và tầm xa lên tới 50 km, so với 50 m của Wi-Fi hiện nay.
Trong khi Wi-Fi chỉ cho phép truy cập ở những nơi cố định có thiết bị hotspot
(giống như các hộp điện thoại công cộng) thì WiMax có thể bao trùm cả một thành phố
hoặc nhiều tỉnh thành giống như mạng điện thoại di động.
Ứng dụng của Wifi như thế nào? Và Cách hoạt động của Wifi như thế nào?